Bà Lê Thu Hà (VCBS): “6 tháng cuối năm, VN-Index có thể chạm mức 1,050 điểm”
Bà Lê Thu Hà (VCBS): “6 tháng cuối năm, VN-Index có thể chạm mức 1,050 điểm”
Bà Lê Thu Hà - Trưởng nhóm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược thị trường CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng: “Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình 'thích nghi' với sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất trên thế giới và do đó khó có thể kỳ vọng một mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần.”
Bà Lê Thu Hà, CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)
|
Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình thích nghi
Theo bà Hà, mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những bước tiến nhất định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản cuối tháng 6/2019 nhưng triển vọng về một thỏa thuận cuối cùng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn tương đối xa.
Bên cạnh chiến tranh thương mại, khả năng hiện thực hóa việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như cách điều hành của Fed là yếu tố quan trọng có thể gây ảnh hưởng lớn lên thị trường trong thời gian tới.
Về phía trong nước, dù nhận định bức tranh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm có gam màu sáng chủ đạo, bà Hà vẫn lưu ý đến xu hướng tăng lên lãi suất huy động từ nay đến cuối năm kèm dự đoán việc lạm phát có thể tăng nhanh hơn trong quý 3/2019.
“Mặc dù chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong dài hạn nhưng cũng cần nhắc lại rằng Việt Nam vẫn đang trong quá trình 'thích nghi' với sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất trên thế giới và do đó khó có thể kỳ vọng một mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần”, bà Hà nói thêm.
Đối với việc hiệp định EVFTA được ký kết, vị chuyên gia này nhận định các nhóm ngành mà Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu như dệt may, thủy sản, da giày, đồ gỗ,… là các ngành có khả năng được hưởng lợi. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết đối với tất cả các nhóm ngành là phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn theo yêu cầu từ phía đối tác; cùng với đó lộ trình cắt giảm thuế quan với từng mặt hàng cũng là yếu tố chi phối đến mức độ hưởng lợi của từng ngành, từng doanh nghiệp cụ thể.
VN-Index có thể chạm mức 1,050 điểm trong nửa cuối 2019
Lý giải việc thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2019 không được sôi động, bà Hà nhận định tâm lý của nhà đầu tư là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, năm 2019 thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang có nhiều điểm khác biệt so với cùng kỳ xét trên nhiều tiêu chí như điểm số, số lượng và quy mô thương vụ niêm yết mới.
Trong một diễn biến tích cực, bà Hà dự báo chỉ số VN-Index có thể chạm mức 1,050 điểm và chỉ số HNX-Index có thể chạm mức 110 điểm cùng với thanh khoản được cải thiện trong 6 tháng cuối năm.“Thanh khoản sẽ có nhiều đột biến hơn, giá trị giao dịch bình quân dự kiến sẽ tăng từ 5% - 10% so với trung bình 6 tháng đầu năm 2019 và khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng nhờ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.”
Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán
Năm 2019, nhiều sản phẩm chứng khoán như chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant) hay Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ được đưa tới tay nhà đầu tư lựa chọn đầu tư hoặc dùng để quản trị rủi ro.
Đối với xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp trên thị trường, bà Hà nhận định đây là điều hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường.
Song, thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để kết luận các sản phẩm này có thể kích thích thị trường đi lên bởi bất kỳ một sản phẩm mới nào “người tiêu dùng” mà ở trong trường hợp này là nhà đầu tư sẽ cần thời gian để tìm hiểu, chấp nhận và cân nhắc sử dụng.
Fili