BMP - Chờ giá điều chỉnh
BMP - Chờ giá điều chỉnh
Nhờ vào thị trường bất động sản đang hồi phục và các hoạt động xây dựng dự án nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, hạ tầng giao thông, nâng cấp đường bộ… đang được triển khai nhanh chóng nên triển vọng thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung và CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) nói riêng là khá tích cực trong năm 2022.
Ngành nhựa duy trì đà tăng trưởng
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), giai đoạn 2010-2020, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16%-18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm.
Riêng về nhựa VLXD, chiếm 14% trong giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như ống nước, khung cửa chính, cửa sổ. Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định, đặc biệt nhu cầu ngành xây dựng, hạ tầng; cùng với đó là các hiệp định được ký kết như FTAs và RCEP sẽ là động lực chính cho đầu ra ngành công nghiệp nhựa trong nước.
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công thương, ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa VLXD và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào vẫn neo ở mức cao
PVC (Polyvinyl Chloride) là nguyên liệu chính tạo nên các sản phẩm ống nhựa của BMP, hiện nay thị trường trong nước không đủ để đáp ứng cho nhu cầu về PVC mà chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chi phí cho nguyên vật liệu PVC chiếm hơn 70% doanh thu hoạt động của BMP.
Thị trường PVC châu Á vẫn neo tại mức cao do giá cả tiếp tục leo dốc vì tình trạng khan hiếm container khiến dòng nhập khẩu chậm lại, thắt chặt nguồn cung. Ngoài việc thiếu hụt nguồn cung, đà tăng giá than và dầu thô cũng tạo ra lực đẩy chi phí cho thị trường. Trong khi đó, nhu cầu ở Đông Nam Á đang phục hồi do các nền kinh tế đang được mở cửa.
Theo dữ liệu chỉ số giá ChemOrbis, thị trường PVC trong khu vực thiết lập các mức cao kỷ lục mới và sẽ tiếp tục lượn sóng đi lên nếu tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng chưa được giải quyết và giá dầu vẫn ở mức cao.
Biến động giá PVC trên thị trường. Đơn vị: USD/mTon
Nguồn: ChemOrbis
Giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu nhựa đầu vào và giá PVC có xu hướng biến động chung với thị trường dầu thế giới. Giá dầu còn bị chi phối bởi các yếu tố vĩ mô, các chính sách OPEC+… mà khó có thể dự đoán được. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA - International Energy Agency), giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình khoảng 79.4 USD/thùng vào năm 2022.
Diễn biến giá dầu Brent thế giới. Đvt: USD/thùng
Nguồn: Tradingview.com
Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của BMP tăng và thị phần hướng đến 30% cả nước
Trong giai đoạn tới khi bất động sản hay các công trình đầu tư công được triển khai mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ nhựa dự kiến sẽ có động lực tăng trưởng. Kế hoạch năm 2021 với sản lượng tiêu thụ được nêu ra khoảng 115 nghìn tấn có thể sẽ không đạt được do bất lợi từ thị trường. Nhưng với tầm nhìn giai đoạn 2022-2025, doanh nghiệp sẽ hướng tới sản lượng tiêu thụ đạt 137 nghìn tấn/năm.
Sản lượng tiêu thụ từ năm 2016-2021F. Đvt: Nghìn tấn
Nguồn: BMP
BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước. Thông qua mạng lưới phân phối của tập đoàn Siam Cement Group (SCG), một số sản phẩm của BMP đã bước đầu thâm nhập vững chắc vào các nước Đông Nam Á.
Doanh thu tăng trưởng đều nhưng lợi nhuận đi ngang
Các đối thủ tiếp tục thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi kéo dài cả năm nhằm giữ thị phần, chạy kế hoạch và “lôi kéo” các nhà phân phối (NPP) lớn của BMP bằng chiết khấu cao. Nhưng với chính sách hoạt động của BMP không chạy đua tăng chiết khấu, thay vào đó điều chỉnh chính sách kinh doanh có lợi hơn cho NPP. Từ đó mà chi phí bán hàng tăng qua các năm. Chi phí bán hàng cao phần nào cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Doanh thu tăng trưởng tích cực qua các năm kể cả giai đoạn khó khăn năm 2020. Nhưng 9 tháng đầu năm 2021 lại chịu ảnh hưởng nặng bởi giãn cách khiến doanh thu giảm 7.5% so với 9 tháng cùng kỳ. Quý 3/2021 cũng là lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế của BMP âm do các yếu tố tiêu cực tác động như việc bán hàng bị gián đoạn, chi phí hoạt động, giá nguyên vật liệu tăng cao…
Biến động kết quả kinh doanh của BMP trong giai đoạn 2016-2021F. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Định giá cổ phiếu
Do BMP đang là cổ phiếu đầu ngành nên người viết chủ yếu sử dụng các doanh nghiệp cùng ngành trên thế giới (trừ NTP) có quy mô bằng hoặc lớn hơn BMP để làm cơ sở tính giá trị hợp lý của cổ phiếu.
Để đảm bảo tính phù hợp, các doanh nghiệp được chọn đa phần nằm trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…).
Với tỷ trọng tương đương giữa ba phương pháp P/S, P/B và DDM, chúng tôi tính được mức định giá hợp lý của BMP là 61,646 đồng. Giá thị trường của cổ phiếu BMP đang ở khá sát mức này nên không hấp dẫn.
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
Tin cùng chuyên mục
BWE - Giá vẫn còn ở mức hợp lý
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Là doanh nghiệp cung cấp nước sạch hàng đầu ở Bình Dương, với kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng qua các năm, BWE có triển vọng tích cực trong tương lai.
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp...
BWE 48.55 (-0.25)
BCM - Giá tăng nhiều nhưng không quá đắt
Sự phục hồi của dòng vốn FDI và IIP sau khó khăn từ dịch bệnh sẽ là động lực giúp lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tăng tốc trở lại. Tính từ tháng 12/2021 đến nay, giá cổ phiếu Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (HOSE: BCM) đã tăng gần 70% nhưng mức hiện tại là không quá đắt nếu so sánh với kết quả từ mô hình định giá.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Kỳ 2)
Free cash flow to Equity (FCFE) cũng là một phương pháp thường được các nhà phân tích sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nắm rõ những ưu và nhược điểm của nó để tránh gặp phải những sai lầm đáng tiếc.
VGT - Sức khỏe tài chính cải thiện đáng kể
Triển vọng ngành đang có xu hướng hồi phục cùng với việc liên tục cải tiến nâng cấp chuỗi giá trị của mình, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) được đánh giá khá triển vọng.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Kỳ 1)
Một trong những phương pháp định giá phổ biến nhất là chiết khấu dòng tiền (DCF - Discounted Cash Flow). Giá trị nội tại của cổ phiếu được ước tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự kiến trong tương lai về giá trị hiện tại.
HPG - Triển vọng tích cực trong năm 2022 (Kỳ 2)
Giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đang ở mức khá thấp so với giá trị được xác định bởi mô hình định giá. Đây là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn trên thị trường.
HPG - Triển vọng tích cực trong năm 2022 (Kỳ 1)
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thép xây dựng và thép ống. Nhu cầu thép trong nước cũng như thế giới được dự báo sẽ tiếp tục hồi phục và chính sách đầu tư công sẽ đem lại triển vọng tích cực cho Hòa Phát trong năm 2022.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thép xây dựng và thép...
DBC - Triển vọng dài hạn tích cực, ngắn hạn chưa hấp dẫn
Nhu cầu thực phẩm đồ uống đang có xu hướng hồi phục, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine bùng nổ thì vai trò của ngành càng được coi trọng hơn. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) là doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt ở Việt Nam. Với sức khỏe tài chính khá tốt, triển vọng giá của doanh nghiệp vẫn tích cực trong tương lai.
Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành điện - Năng lượng sạch là xu hướng
Ngành điện Việt Nam là một trong những ngành then chốt, hấp dẫn nhà đầu tư do tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu sử dụng điện năng tại Việt Nam ngày một tăng cao và được kỳ vọng tiếp tục phát triển trong tương lai.
GMD - Canh mua trong vùng 52,000-55,000
Những khó khăn từ dịch Covid-19 đã đi qua, ngành cảng biển được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. CTCP Gemadept (HOSE: GMD) được giới phân tích đánh giá cao và kỳ vọng tăng trưởng mạnh nhờ hoạt động cảng Gemalink đang mang lại lợi nhuận.
Những khó khăn từ dịch Covid-19 đã đi qua, ngành cảng biển được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong...
GMD 49.8 (-1.2)