Thể thao điện tử đang là mỏ vàng của các doanh nghiệp
Thể thao điện tử đang là mỏ vàng của các doanh nghiệp
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường thể thao điện tử (eSports) phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Theo số liệu đánh giá do Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) và OTA Network, số lượng người tham gia giải trí điện tử tại Việt Nam đạt 28,2 triệu người, chiếm 28,7% dân số.
Tính tới năm 2023, lượng người theo dõi eSports tại Việt Nam đã chiếm 16% trên tổng số dân, tương đương với Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc). Việt Nam cũng nằm trong Top 5 quốc gia có số lượng người theo dõi eSports cao nhất Đông Nam Á năm 2023.
Điều này cho thấy, eSports tại Việt Nam ngày càng phát triển không hề kém cạnh các môn thể thao phổ biến khác. Nước ta cũng được đánh giá là một trong những thị trường eSports phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Ông Hoàng Việt Anh, Chủ tịch FPT Telecom, Tập đoàn FPT cũng nhìn nhận eSports đang trong giai đoạn vàng để bứt phát về quy mô thị trường lẫn các giá trị mang lại cho doanh nghiệp khi đầu tư vào bộ môn này.
“Lấy số liệu gần nhất là 6 tháng cuối năm 2024, các khoản kinh doanh trong lĩnh vực eSports đều có sự tăng trưởng và tăng 2 -3% trên tổng số sản phẩm bán ra. Có được điều này cũng nhờ vào việc kết nối hợp tác với các đội tuyển thủ và cộng đồng eSports”- ông Hoàng Việt Anh nói.
![]() (Từ trái qua phải) Ông Hoàng Việt Anh, ông TK Nguyễn và game thủ Levi tại sự kiện. ẢNH: THU HÀ |
Cũng theo ông Hoàng Việt Anh, để thể hiện nhiều đầu tư hơn nữa cho eSports, FPT và GAM eSports (thuộc GAM Entertainment) đã ký kết hợp tác toàn diện. Trong đó FPT đóng vai trò nhà tài trợ chính để đội tuyển tham dự các giải đấu quốc tế.
“Đây không chỉ là đầu tư về tài chính mà là sự cam kết trong việc phát triển hệ sinh thái eSports, đưa Việt Nam tiệm cận với các cường quốc thể thao điện tử hàng đầu"- ông Anh nói.
Ở góc độ tuyển thủ, ông TK Nguyễn, CEO của GAM Entertainment cho biết, GAM đang chuẩn bị đại diện Việt Nam để tham gia giải đấu quốc tế League of Legends Pacific League (LCP). Việc hợp tác không chỉ giúp đội tuyển có nguồn lực tài chính mà còn cơ hội để nâng tầm toàn bộ hệ sinh thái thể thao điện tử tại Việt Nam.
Cũng theo đơn FPT, từ tháng 8-2024, FPT và GAM vốn đã đồng hành cùng nhau và đặt mục tiêu cùng đưa eSports vào các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ thuộc hệ sinh thái của tập đoàn như: giáo dục, nội dung số và viễn thông…
Yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành eSports Theo ông Hoàng Việt Anh, eSports là một môn thể thao đòi hỏi điều kiện đặc thù, trong đó có hạ tầng kết nối cụ thể là Internet và nhân lực là những yếu tố đóng vai quan trọng. Ngoài đầu tư về hạ tầng kết nối, như đầu tư đường truyền cáp quang quốc tế, hay triển khai công nghệ Wifi 6 và Wifi 7, thì trong năm 2025, tập đoàn FPT cũng có kế hoạch mở khóa đào tạo nhân lực cho ngành eSports. Đồng thời đang xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng eSports tại các trường cao đẳng, đại học. Từ đó chọn nhân tài, đào tạo chuyên nghiệp để đi thi đấu. Ở góc độ đội tuyển, ông TK Nguyễn cũng khẳng định, nhân lực là yếu tố quan trọng của ngành. "GAM luôn phải không ngừng luyện tập, và có kế hoạch mở các lớp đào tạo để tìm kiếm thế hệ "tre già măng mọc""- ông TK Nguyễn nói. |
THU HÀ
- 09:31 28/02/2025